
Mấu chốt là nguồn lực tài chính
Ngày 24-4 tại Hà Nội, Liên đoàn điền kinh Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Đề án phát triển điền kinh Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045. Nhiều nhiều nhà quản lý, HLV, các chuyên gia chuyên môn đầu ngành của điền kinh Việt Nam đã tham dự để đóng góp ý kiến đối với Đề án phát triển điền kinh Việt Nam tới năm 2030, định hướng tới năm 2045.
Chuyên gia điền kinh Dương Đức Thủy (nguyên phụ trách bộ môn điền kinh, Tổng cục TDTT) đưa quan điểm rằng: “Chúng ta xây dựng Đề án phát triển điền kinh Việt Nam theo chu kỳ là rất tốt nhưng phải cần xác định kinh phí đầu tư từ đâu nhằm tính toán cụ thể.
Ngoài ra, điền kinh thành tích cao cần nhiều yếu tố để cấu thành thành công gồm sân bãi, con người tìm ra trọng điểm là nội dung nào, V ĐV nào đồng thời và phương pháp huấn luyện hiệu quả hơn. Hiện tại, điền kinh Việt Nam chưa bám sát hệ thống thi đấu của điền kinh thế giới – IAAF nên vẫn cần phải có giải dành cho lứa tuổi học đường để tìm thêm tài năng. Trong đó, việc sử dụng khai thác cơ sở vật chất cần tính khả thi nhất”.
Cùng quan điểm này, cựu HLV Nguyễn Hoàng An bày tỏ rằng điền kinh Việt Nam phải xây dựng được các làm huấn luyện hiệu quả và trên hết tìm được nguồn lực đầu tư.
Khi không có nguồn lực là bị hạn chế đối với yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện. Trong khi đó, nguyên Giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao Công an Nhân dân, cựu HLV trưởng đội tuyển điền kinh Việt Nam – ông Nguyễn Hiền Lương đưa quan điểm rằng nguồn lực để đầu tư cần hướng vào xã hội hóa và thực chất của chuyên môn từ đó tìm được kinh phí phù hợp để đào tạo, huấn luyện đạt kết quả tốt nhất.
Yêu cầu về mục tiêu đào tạo, huấn luyện

Dự thảo của Đề án phát triển điền kinh Việt Nam tới năm 2030, định hướng tới năm 2045 gồm các nội dung chính là: Khái quát tổng quan, Thực trạng điền kinh Việt Nam thời gian qua, Bối cảnh cơ hội và thách thức, Quan điểm mục tiêu nhiệm vụ giải pháp kinh tế và Định hướng phát triển điền kinh Việt Nam giai đoạn 2026-2046. Trên hết, vấn đề đặt ra là nhà quản lý cần xác định mục tiêu cụ thể. Đồng thời, nguồn kinh phí để thực hiện phải có con số dự toán cụ thể (theo lộ trình thời gian) và nguồn chi trả từ đâu. Hiện tại, Đề án chưa chỉ ra.
Trong quan điểm của mình, Phó Chủ tịch Liên đoàn điền kinh Việt Nam - ông Phạm Thế Triều khẳng định Đề án được xây dựng với các nội dung để phát triển tổng thể điền kinh Việt Nam nên sẽ cần những sự chuẩn bị kỹ càng nhất. Một số ý kiến từ nhà chuyên môn góp ý cho Đề án rằng phải kiện toàn công tác đào tạo huấn luyện HLV, VĐV đồng thời điền kinh Việt Nam phải có cơ sở vật chất riêng phù hợp và điền kinh Việt Nam cần làm tốt công tác kinh tế thể thao.

Thật tiếc khi Hội thảo quan trọng của Liên đoàn điền kinh Việt Nam diễn ra như vậy, không có đại diện doanh nghiệp đang đầu tư và phát triển thị trường thể thao tại Việt Nam góp mặt. Chính vậy, góc nhìn từ người làm về kinh tế là không có. Các ý kiến đóng góp trong báo cáo của Liên đoàn điền kinh Việt Nam đối với Đề án phát triển điền kinh Việt Nam tới năm 2030, định hướng tới năm 2045 đều nghiêng về vấn đề thành tích thuần túy.
HLV Hồ Thị Từ Tâm đã bày tỏ quan điểm tại Hội thảo rằng một trong những vấn đề thiết yếu cần thay đổi thành tích đó là nhà quản lý phải tăng cường việc cử HLV chuyên môn dự các lớp đào tạo trong nước, ngoài nước. Lúc này, điền kinh Việt Nam vẫn thiếu lớp học như vậy.
Nhiều nội dung chuyên môn như 4x400m nữ, 4x400m hỗn hợp nam-nữ, 3.000m chướng ngại vật nữ, 4x100m nữ nhận được ý kiến cần đào tạo huấn luyện trọng tâm để hướng tới đạt HCV trên đấu trường ASIAD.